Tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế Website chuẩn SEO

tiêu-chí-đánh-giá-website-chuẩn-seo

Bạn không biết website của mình đã chuẩn SEO hay chưa?

Bạn không biết dựa vào tiêu chí nào để nghiệm thu Website?

Hiện nay trên mạng có rất nhiều công cụ hỗ trợ giúp người dùng có thể tự đánh giá tổng quát về một website. Tuy nhiên, hạn chế của những công cụ này là chỉ đánh giá được những tính năng chung nhất, cơ bản nhất, vì vậy kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức thông tin mang tính chất tham khảo.

Để sở hữu một website đạt hiệu suất tốt nhất về SEO, có lợi thế trong các cuộc cạnh tranh, phục vụ tốt nhất cho việc kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp thì bạn cần phải biết cách kiểm tra website thiết kế có chuẩn SEO không.

Không phải ai cũng biết đánh giá website chuẩn SEO

Trong thời đại công nghệ số và kinh doanh online phát triển mạnh mẽ, thống lĩnh thị trường như hiện nay, thiết kế website chuẩn SEO dần trở thành khái niệm quen thuộc với nhiều người. Đặc biệt là các chuyên gia hàng đầu ở lĩnh vực Digital Marketing và Marketing Online, họ thường xuyên nhắc đến vai trò tiếp cận khách hàng mục tiêu với chi phí thấp, hiệu quả cao của các trang web này.

website-chuẩn-seo

Một website cơ bản đáp ứng được các tiêu chí SEO sẽ có cơ hội lọt top tìm kiếm tự nhiên của người dùng.
Có rất nhiều tiêu chí để tối ưu trang web, giúp kiểm soát cấu trúc, cải thiện và thúc đẩy thứ hạng top Google nhanh hơn. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế, xem xét các yếu tố không có hoặc không thể thay đổi của mỗi website mà bạn có thể thay đổi các tiêu chí cho phù hợp.

1. Domain và hosting chất lượng

Thành phần cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả vận hành của một website là tên miền (domain) và lưu trữ (hosting). Vai trò của 2 thành phần này rất quan trọng, đặc biệt là với những website xây dựng theo định hướng kinh doanh thì nó được coi như gương mặt đại diện cho chính doanh nghiệp.

Đầu tư vào những domain và hosting đảm bảo chất lượng sẽ rất thuận tiện cho quá trình SEO, mang lại lượng khách hàng khổng lồ. Bên cạnh đó nó còn giúp người dùng cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn vào sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của công ty.

2. Code web đơn giản và khoa học

Muốn làm được điều này thì phải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của coder.

Bộ code được tối giản nhất có thể sẽ giúp việc tải trang website được mượt mà, tốc độ nhanh, tối ưu tương tác, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng mà vẫn đảm bảo đầy đủ dữ liệu cần thiết.

3. Tối ưu các thẻ trên website

Tiêu đề bài viết, các từ khóa quan trọng luôn phải để trong thẻ H1, H2, H3…theo thứ tự ưu tiên và sử dụng cho nội dung hay phần tử duy nhất trong URL đó.

Vì 3 thẻ này giúp robot của công cụ tìm kiếm đọc, hiểu nội dung của URL đó nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các thẻ khác cũng cần lưu ý:

Thẻ tiêu đề bài viết (Title) luôn đặt trên cùng, độc đáo và duy nhất, độ dài khoảng 60-65 ký tự, chứa nội dung liên quan tới bài viết và URL website.

Thẻ mô tả (Meta Description) như một quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn tóm tắt tổng quát nội dung website thu hút người dùng, công cụ tìm kiếm và cũng không được chứa quá nhiều từ khóa.

4. Độ tương thích với mọi thiết bị

Yêu cầu hiển thị tốt trên mobile và máy tính bảng gần như là bắt buộc đối với các website chuẩn SEO trong bất cứ lĩnh vực nào hiện nay. Bởi theo số liệu thống kê, phân tích, ngày nay tỷ lệ truy cập vào website trên các thiết bị thông minh này là hơn 50%.

website-phù-hợp-trên-mọi-thiết-bị

5. Sử dụng công nghệ cao để tối ưu tốc độ tải trang

Với một mạng Internet có kết nối 10Mb, nếu không muốn gây khó chịu cho người dùng và cả bộ máy tìm kiếm thì website không nên mất quá 3 giây để load trang.

Mặc dù không phải là người chịu trách nhiệm cho các yếu tố làm ảnh hưởng tới tốc độ của một website, nhưng trong các trường hợp này, vai trò của các lập trình viên front-end trở nên rất quan trọng.

6. Hình ảnh tối ưu chuẩn SEO

Nội dung có hình ảnh sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Không những thế, các hình ảnh có đầy đủ thẻ Title, Alt, Caption khi đăng tải trên website giúp ích rất nhiều trong việc thu thập thông tin của robot công cụ tìm kiếm. Trong nhiều lĩnh vực, tỷ lệ search hình ảnh của các từ khóa còn nhiều hơn search web nên việc tối ưu hình ảnh cũng góp phần tăng traffic, thúc đẩy thứ hạng website.

Đồng thời, trong các trường hợp trình duyệt gặp sự cố trong việc hiển thị hình ảnh thì đoạn nội dung văn bản trong thẻ Alt sẽ hiển thị thay thế, người dùng có thể đọc nó và hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải đến họ.

7. Cập nhật file sitemap.xml và robots.txt

Sitemap và Robots.txt có tác dụng như một chiếc bản đồ giúp dẫn đường chỉ lối trên website khi bot, robot hoặc spider của công cụ tìm kiếm tiến hành thu thập dữ liệu, tìm kiếm và phân loại từ khóa, giúp website được index nhanh hơn. Vì các công cụ này khó có thể duyệt hết tất cả các page trong website hoặc không biết page nào có độ ưu tiên cao hơn. Đồng thời nó cũng hạn chế các trang chất lượng kém, nội dung tự tạo mà bạn không muốn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và ẩn chúng đi, kiểm soát lưu lượng truy cập…

8. Cài đặt các công cụ hỗ trợ Google Search Console và Google Analytics

Không chỉ là 2 công cụ quan trọng nhất để quản trị website, tối ưu và xử lý kịp thời khi có lỗi, Google Search Console và Google Analytics còn là kênh giao tiếp liên lạc, phản hồi của bạn với Google và ngược lại.

Google Search Console (tên gọi là Google Webmaster Tool): cho phép kiểm tra trạng thái lập chỉ mục, theo dõi, duy trì và tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web.

Google Analytics thống kê chi tiết về lượng khách truy cập, kiểm tra traffic và theo dõi các chỉ số hoạt động của website.

9. Cấu hình trang 404

Các lỗi thường gặp phổ biến là điền sai URL, lỗi caching, lỗi với cài đặt DNS và vấn đề tương thích trên các nền tảng.

Mục đích của việc tạo ra một trang 404 là giúp người truy cập không bị cảm thấy mất phương hướng, hoang mang khi nhận được thông báo xấu từ trình duyệt.

10. Tối ưu hóa chia sẻ mạng xã hội

Trong các chiến lược SEO tổng thể hiện nay, nhất định không thể bỏ qua các mạng xã hội – một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng lớn nhất của tất cả các công cụ tìm kiếm. Một vài năm trở lại đây, tác động của mạng xã hội như Twitter, Facebook, Linkedin, Youtube, Printest… đến thứ hạng công cụ tìm rất to lớn và không có gì thay thế được.

Những website nào được nhiều comment, share lan truyền trên mạng xã hội, có nghĩa là nội dung tốt đến mức được khách hàng tương tác nhiều thì sẽ được Google đánh giá tốt hơn. Đây là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Và để góp phần gia tăng lưu lượng truy cập vào trang web, tiếp cận với khách hàng tiềm năng mà không tốn chi phí quảng cáo, đừng quên tạo ra ô bình luận và nút chia sẻ xã hội thuận tiện trên website của mình nhé.

Nếu bạn đang muốn phát triển kinh doanh và muốn sở hữu một website bán hàng tốt nhất, chuẩn SEO hãy liên lạc theo số Hotline: 0975 078 336 để được tư vấn chi tiết.

Trong những bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem chi tiết Website bán hàng online là gì? Để website bán hàng có hiệu quả cao nhất thì cần những yếu tố gì?… Và còn rất nhiều điều thú vị về Website bán hàng online nữa để chúng ta tìm hiểu. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Website: dichvutainhahaiphong.com để xem những thông tin mới nhất nhé!

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *